Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBTTHCS Sa Dung

SỰ PHỐI HỢP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG, HỌC TẬP CỦA HỌC SINH GIỮA GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG PTDTBT THCS SA DUNG

Thứ sáu - 03/11/2023 12:11
Hiện nay, đất nước ta đang cố gắng phấn đấu vươn lên hoà nhập cùng với các nước trên thế giới. Nhiệm vụ của ngành giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội. Để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài góp phần ổn định và phát triển đất nước thì không thể thiếu nền giáo dục hiện đại, nhưng trách nhiệm không chỉ của riêng ai mà trách nhiệm thuộc về Đảng, Nhà nước, Nhà trường, Gia đình và toàn xã hội.
Học sinh hoạt động ngoại khoá
Học sinh hoạt động ngoại khoá

Giáo dục toàn diện cho học sinh là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của mọi nhà trường. Nhưng đạo đức, lễ giáo trong mỗi người, đặc biệt là thế hệ học sinh người chủ tương lai của đất nước là vô cùng quan trọng. Bác từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng”.

Tuy nhiên trong thực tế quan sát vẫn còn một số hành vi mà học sinh chưa thể biểu hiện thật tốt về đạo đức trong văn hoá ứng xử học đường, kỹ năng sống và trải nghiệm sáng tạo để học sinh có thể vận dụng và ứng phó tốt với các tình huống căng thẳng xảy ra trong thực tiễn hoạt động và cuộc sống thường ngày. Chính vì vậy nhà trường luôn xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sống trong các tiết học, các buổi sinh hoạt nội trú và ngoại khoá.

Học sinh hoạt động ngoại khoá

 

Nhà trường luôn dạy lồng ghép và dạy chuyên đề về các hành vi đạo đức của học sinh. Phê bình chỉ rõ những hành vi sai trái để học sinh điều chỉnh.

Để giáo dục tốt cho học sinh các kĩ năng sống, hiểu biết, có lối sống khoa học văn minh thì các thầy cô giáo không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên trao đổi và sinh hoạt chuyên môn với định hướng xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

 

ảnh sinh hoạt nội trú
văn nghệ sinh hoạt nội trú

 

Bên cạnh đó, nhà trường luôn tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh học sinh một cách có hiệu quả trong giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt là giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường bằng những hình thức phù hợp, hấp dẫn thông qua dạy chuyên đề, diễn tiểu phẩm.

Tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi công khai để tạo sự đồng thuận, sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường-gia đình và xã hội. Trao đổi với phụ huynh để phụ huynh hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của gia đình trong việc hình thành nhân cách cho học sinh, cha mẹ, các thành viên lớn tuổi trong gia đình phải là tấm gương về đời sống đạo đức để con cái học tập và noi theo. Cha mẹ cần xây dựng gia đình thực sự là một tổ ấm hạnh phúc, để gia đình trở thành môi trường tốt cho sự phát triển nhân cách của các thành viên, đặc biệt là học sinh độ tuổi trung học cơ sở.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
6A1 1
6A2 2
7B1 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay62
  • Tháng hiện tại1,864
  • Tổng lượt truy cập334,804
Thời khóa biểu
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính